Lịch sử phát triển Xi măng Việt Nam
Lịch sử phát triển Xi măng Việt Nam
Giai đoạn 1899 – 1975:
Năm 1899: Nhà máy Xi măng Hải Phòng là nhà máy đầu tiên của Việt Nam do người Pháp xây dựng, với công nghệ lò đứng, gồm 2 dây chuyền, công suất 20.000 tấn/năm, hầu hết sản xuất theo phương pháp thủ công.
Năm 1927: Chuyển sang công nghệ sản xuất Lò quay, phương pháp ướt, nâng công suất toàn ngành lên 2,6 triệu tấn/năm.
Năm 1961: Người Mỹ xây dựng nhà máy Xi măng Hà Tiên tại Kiên Giang là nhà máy thứ hai tại Việt Nam, công suất 300.000 tấn/năm.
Sau năm 1975:
Nhà nước quyết định mở rộng ngành xi măng và cho phép sự phát triển đầu tư của các nhà máy xi măng trên cả nước. Nhiều nhà máy xi măng được xây dựng với các dây chuyền công suất lớn, thiết bị tiên tiến, mức độ cơ giới hoá và tự động hoá cao, với chủ sở hữu là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, tư nhân, liên doanh hoặc doanh nghiệp nước ngoài như: Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Tam Điệp, Chinhfon, Nghi Sơn, Long Sơn, Xuân Thành, Vissai,…
Năm 2019, ngành xi măng Việt Nam có sản lượng sản xuất đạt 99 triệu tấn, đứng thứ 3 Thế giới và tiêu thụ xi măng đạt 98 triệu tấn, đứng thứ 4 Thế giới. Kể từ năm 2018, Việt Nam dẫn đầu Thế giới về sản lượng xuất khẩu với hơn 30 triệu tấn xi măng xuất khẩu hàng năm (chiếm ~11% thị phần xuất khẩu thế giới).